Vải Hemp – xu hướng thời trang sống xanh

Vải Hemp là gì?

Vải Hemp là loại vải được làm từ sợi của thân cây gai dầu có tên khoa học là Cannabis sativa, cùng một loài với cây cần sa (marijuana). Cây gai dầu cung cấp sợi siêu bền, nhưng vì những tác hại của cây gai dầu đối với con người mà việc trồng và sản xuất rất khó khăn với người nông dân. Vải Hemp có độ thoáng khí tốt, bền và được sử dụng nhiều để may các hàng hoá cao cấp. Với sự phát triển mạnh mẽ của chủ đề bền vững, chủ yếu được sử dụng trong trang phục thời trang cao cấp, các nhà thiết kế giờ đây có nhiều lựa chọn về chất liệu cho các bộ sưu tập thân thiện với môi trường và phát triển thương hiệu theo xu hướng thời trang bền vững.

Thành phần của vải Hemp?

Vải Hemp được dệt từ nhiều sợi của cây gai dầu. Vậy nên thành phần chủ yếu của chất vải này là từ thực vật. Cây dầu gai là loài cây dễ trồng, có thể tự mình sinh trưởng và phát triển mà không cần đến phân thuốc hóa học. Có thể phát triển và cao lên đến tận 4 mét trong bất kỳ hoàn cảnh sinh trưởng nào. Sợi gai dầu trong quá trình dệt còn được pha trộn cùng với bông, lụa và lanh, len. Nhờ đó mà luôn đảm bảo mang đến cho người dùng cảm giác mềm mại, ấm áp hơn so với những loại vải khác.
Ưu và nhược điểm của vải Hemp?

1. Ưu điểm

  • Thân thiện với làn da: Được dệt từ các sợi thân cây gai dầu nên vải Hemp dường như không làm làn da bạn bị tổn thương, rất thích hợp dùng cho các loại da nhạy cảm.
  • Đồ bền cao: Sợi thân cây gai dầu chứa 70% cellulose và chứa hàm lượng lignin thấp nên vải có độ bền cực cao. Được sử dụng để làm các vật chắn gió hay dùng để may áo khoác. Với độ bền cao như thế này, vải Hemp rất được ưa chuộng vì có thể sử dụng được lâu dài mà không cần thay thế. Theo ước tính vải có độ bền gấp 3 lần vải cotton.
  • Không gây ô nhiễm môi trường: Vải Hemp được làm từ thiên nhiên 100% nên có khả năng tự phân huỷ tốt. Ngoài ra khi trồng cây gai dầu, cũng không sử dụng các loại thuốc tăng trưởng nên không làm ảnh hưởng đến đất đai và bầu không khí nông trại.
  • Độ thoáng khí cao: Với ưu điểm này, vải Hemp giúp người sử dụng cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu và mát mẻ.
  • Dễ nhuộm: Vải Hemp rất dễ bám màu nhuộm, giúp cho các sản phẩm được đa dạng hoá về màu sắc.
  • Có khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn.

2. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Chất lượng luôn đi kèm với giá cả, vải Hemp có giá thành cao và được cho là một trong những loại vải cao cấp.
  • Co giãn kém: Vải có độ co giãn thấp nên khi may các loại áo quần nên cẩn thận hơn trong kích thước. Nếu lỡ may sát quá thì sẽ khó khăn trong việc di chuyển.
  • Lâu khô: Vải Hemp có độ hút ẩm cao, vì vậy mỗi lần giặt, vải phải được phơi những nơi có nắng để vải có thể nhanh khô hơn.

Các ứng dụng của vải Hemp trong cuộc sống

1. Trong may mặc

Từ xưa đến nay, vải gai dầu vẫn được ưu tiên trong ngành may mặc. Bởi những ưu điểm vượt trội mà loại vải này đem lại đã giúp cho các loại áo quần phát huy được các tác dụng khi được sử dụng. Đặc biệt đối với áo phông, sau nhiều lần giặt vẫn còn nguyên mới, không bị nhăn nhúm, xê lệch hay chảy xệ. Một số trang phục được may từ vải Hemp như:

  • Đầm
  • Váy
  • Quần dài
  • Áo khoác
  • Áo thun – áo phông
  • Áo hoodie
  • Quần áo cho trẻ em

2. Trang trí nội thất

Ngoài được sử dụng để may các loại trang phục, vải Hemp còn được dùng để sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất. Với các tính năng chống ẩm mốc, độ bền cao vài Hemp được sử dụng rộng rãi trong không gian nhà ở:

  • Khăn trải bàn
  • Vải bọc
  • Khăn lau vệ sinh
  • Ga trải giường
  • Vỏ chăn
  • Vỏ gối

3. May phụ kiện

Ngoài ra vải Hemp còn được dùng để may giày, dép, mũ và các loại phụ kiện khác.

Một số lưu ý khi sử dụng vải Hemp

  • Không giặt với nước nóng: Nhiệt độ khuyên dùng với vải Hemp khoảng 30 đến 40 độ C. Khi giặt với nước quá nóng sẽ làm mất đi các tính chất vật lý có trong sợi hepm
  • Phơi những nơi thoáng mát: Vải Hemp thường dày có độ hút ẩm cao, nên khi phơi chọn nơi thoáng đãng, có gió và nắng nhẹ. Mục đích để vải nhanh ráo nước và không gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Sử dụng nước xả vải: Vải Hemp hơi thô nên giặt bạn có thể cho thêm nước xả vải. Một phần giúp sản phẩm được thơm lâu, một phần giúp cho sợi vải được mềm hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *