Xưa kia, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen trồng lúa nước của người Việt, giỏi dùng thuyền, người Việt thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ thứ X, vua Lê Đại Hành còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến họ trèo núi rất nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Chỉ có người quý tộc mới đi giầy bằng da, nhưng khi đến cung điện thì lại phải tháo giầy. Nói chung người Việt xưa kia ít dùng guốc.
Đa số dân chúng nông thôn đi chân không, trừ lúc đi tắm buổi chiều tối mang guốc cho sạch chân chuẩn bị lên giường đi ngủ, hoặc có một đôi “làm vía” để dành đi xa hoặc dự tiệc tùng
1. Thế kỷ thứ 3
- Bà Triệu: Guốc ngà voi “Triệu Ẩu khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch” (Sách Giao Châu ký).
- Văn Lang: Guốc đá Cao Bằng
“Đôi guốc đá” là câu chuyện của chúa Lục Văn Thắng tham gia cuộc thi cùng với các chúa khác tranh ngôi vua bằng việc đánh đá làm guốc. Ngày nay, “đôi guốc đá” vẫn còn ở xóm Nà Vẩư, xã Bế Triều (Hòa An) như một minh chứng khẳng định sự trường tồn của truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua).
2. Thời Lê Sơ (980-1009)
- Guốc gộc tre/ guốc gỗ, mũi cong, quai mai dệt thẳng thứng
Ở nông thôn thời xưa, vào những ngày đông giá rét, phụ nữ khi đi dự hội hè, đình đám, thường đi guốc làm từ gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, mũi uốn cong để bảo vệ ngón chân, có quai dọc tết bằng mây thay vì quai da đóng ngang như guốc thời cận đại.
Quan lại phải mang guốc gỗ để vào cung triều
3. Trước 1910
- Guốc vông
(Hình mô phỏng lại guốc vông từ nghệ nhân AmReborn)
Ở miền Nam đã có guốc vông, làm bằng thân cây vông, đa số tự chế để dùng, vừa dầy vừa thô, mỗi bên hông có khoét lỗ hình chữ nhựt.
Muốn gắn quai, người ta chêm mỗi bên một miếng nêm bằng cây, đi lâu hoặc bị vấp, miếng nêm lỏng hay văng ra thì người ta dừng lại và ngồi xuống gõ, vỗ, chêm lại cho cứng. Quai guốc thời ấy đơn giản, cái gì cũng có thể dùng làm quai nếu chắc chắc và dẻo, trong đó có vỏ dừa khô, thường được dùng làm quai nhất ( theo tác giả Vương Đằng)
4. Năm 1910-1920: guốc Saigon
- Guốc Saigon (Guốc sơn)
là loại guốc một quai, đóng đinh hai đầu quai, vắt ngang năm đầu ngón chân được truyền bá bắt đầu từ Sài Gòn (nên gọi là “guốc Saigon”) lan khắp miền Nam và khắp nước Việt Nam. Ông cho biết lúc đầu, guốc nầy không sơn; rồi sơn màu đen hoặc nâu đen, (có lẽ là dùng sơn ta) nên được gọi là “guốc sơn” để phân biệt với “guốc vông” không sơn ( theo tác giả Vương Đằng)
- Guốc ngù
Xuất xứ từ loại guốc Ấn độ có tên là Padukas. Nó có phần gỗ lót dưới bàn chân chạm trổ hoa lá rất đẹp. Người Ấn không chỉ dùng ngù bằng ngà, mà còn bằng sắt, bạc, gỗ. Từ Ấn Độ, guốc ngù theo tàu biển đi từ Ấn Độ dương, qua eo biển Malacca đến Mã Lai, Nam Dương vốn đông người Hoa. Từ đó, người Hoa đưa về Sài Gòn, có thể từ những người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa) nhập về cho vợ con mang, dần lan ra giới phụ nữ Việt có tiền, nghệ sĩ cải lương… Loại guốc ngù này không có quai, chỉ có một miếng ngà hay xương hoặc gỗ (gọi là ngù) chêm đứng trên mặt guốc phía trước để kẹp ngón chân cái và ngón chân trỏ khi muốn đi. Guốc này có giá trị nhờ cái ngù, nhưng sau vì cái ngù ngà mà loại guốc này mau chóng tàn lụi. Chuyện kể lại là khi giá nó lên quá cao, tột bực là 20 đồng, các ông chồng cảm thấy khổ sở vì vợ đòi mua không chỉ một đôi mà vài đôi để tùy việc mà đi, bèn âm mưu nhờ một người làm báo, viết chuyện để hù dọa phụ nữ. Tờ báo tung ra chuyện đó là tờ Lục Tỉnh Tân Văn, người viết là ông Trần Văn Chim, người lập mưu là ông Trần Triều Vinh, làm việc ở bót Giếng Nước. Bài báo khẳng định nếu phụ nữ mang guốc ngù ngà sẽ bị đau tử cung, vì ngà có chất độc, hằng ngày da thịt cọ vào chất độc sẽ thấm vào người sinh bệnh. Tin lan truyền nhanh, qua miệng phụ nữ với nhau càng nhanh, các bà sợ nên tránh xa guốc ngù ngà. Người Hoa mất mối lợi to, riêng các ông là mừng húm. Tuy nhiên, các bà được giải thoát đôi guốc mắc tiền nhưng bất tiện vì đi không nhanh, không vững, đi mau mỏi đầu ngón chân vì phải ráng sức kẹp mới không bị tuột
5. Năm 1930- 1945
- Guốc Phù Lưu
“Rất đẹp mà nhã, là guốc Phù Lưu”
Lời giới thiệu của tiệm chú trọng sự thoải mái của người mang: “Guốc mang vừa lịch sự, tính theo khoa học không hại vệ sinh. Chơn đi được tự nhiên không phải chúi vào, xiêu lệch, được nở nang theo sức khỏe”
- Guốc Phú Yên
Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ trên xuống, phía sau dùi một lỗ ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải xe lại mềm, êm cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước rồi đưa xuống lỗ phía dưới, giống như quai dép Nhật thời nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi bị mòn nhanh, chóng đứt.
Guốc cho phụ nữ hơi eo ở chính giữa, còn guốc đàn ông thì không eo nên gọi là guốc xuồng.
Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lồng mực.
- Guốc Huế, guốc Kinh ( guốc dòn)
Guốc sản xuất ở kinh đô Huế gọi là Guốc Kinh. Đây là loại guốc làm từ dừa hay gỗ nhẹ, sơn trắng, mũi thêu và kim tuyến
Guốc Huế có sơn hoặc đều một màu hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), thường phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt.
Xưa kia chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn, một số nơi gọi là guốc dòn, vì thế người ta mới nói “Chân giầy chân dòn” để chỉ những người giàu có và sang diện
- Guốc Phi mã
Bấy lâu đáy bể mò kim
Kiểu giày phi mã nay tìm đã ra
Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu:“đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.
6. 1950-1960
- Guốc Yên Xá- Hà Nội
Nơi từng một thời được coi là “kinh đô guốc mộc”
Guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng (tức Yên Xá, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẻ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà phố 12 Hàng Gà, nay chuyển về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa và sau đó mới đem đi bán
Giai đoạn phát triển thịnh nhất của làng nghề là thời kì những năm 1980 đến 1985 với loại guốc 5 phân và 7 phân. Sản phẩm ngày xưa do làng làm ra thường đóng một triện hình con voi lên đôi guốc
- Guốc Sài Gòn
Ở Sài Gòn vẫn thấy các cô các bà đi guốc, nhiều đôi vẽ hoa trong lòng guốc, quai bằng nhựa trắng trong hơi ngả vàng. Lúc đó không còn nghe tiếng khua guốc kêu lóc cóc nữa vì guốc đã được lót đế bằng cao su cho êm và lâu mòn. Giữa thập niên 1960, phụ nữ có nhiều chọn lựa cho đôi chân của mình. Họ thích đi lại đôi hài cườm diện với áo dài, sau đó là trào lưu guốc cao gót mũi nhọn, một biến thể của đôi guốc Việt nhưng xuất xứ từ phương Tây
7. Sau 1975
Vẫn thấy có người mang đôi guốc gỗ quai nhựa trong, sơn trắng và quang dầu bóng. Người phụ nữ này khoảng gần tứ tuần, đã có ba người con, làm dâu một gia đình giàu có là chủ đất khu chợ Ga Phú Nhuận. Vóc dáng bà còn cân đối, da trắng. Bà thường bận áo tay ngắn, quần lãnh Mỹ A đen. Dưới chân bà là đôi guốc trắng đó ôm sát đôi chân trắng thon nhỏ có cái gót hồng, nổi bật dưới màu đen bóng của lai quần. Đó là hình ảnh rất đẹp về đôi guốc dưới chân người phụ nữ Việt, khiến lúc đó, tôi đã tự hỏi đôi guốc đẹp vậy mà sao ngày càng ít người mang?
8. Guốc mộc tái sinh AmReborn
Sau một thời gian dài bị mai một, cứ ngỡ guốc mộc Việt sẽ dần trôi vào dĩ vãng, thì năm 2020 khi dịch bệnh Covid ập đến, cuộc sống nhưng bị ngưng đọng lại, thì xuất hiện cô gái trẻ tên Lily Hoàng mang đến cho guốc mộc Việt một làn gió mới với dự án AmReborn- Tôi tái sinh, với khát khao tái sinh guốc mộc- nét đẹp trong hành trang văn hóa của dân tộc Việt.
Guốc mộc tái sinh AmReborn có gì đặc biệt?
“Guốc tiệm chúng tôi bán ra, tay của thợ Annam làm với cây trong đất Annam, đinh của Langsa, dầu sơn của Langsa, chẳng dùng món nào của China hết thảy. Chúng tôi tưởng tuy là nghề hèn mọn mặc dầu, nhưng mà có cho Annam dùng, khỏi dùng guốc Khách trú” (Trích lời quảng cáo của một “tiệm đẽo guốc” của một nhóm anh em ở Sài Gòn trên báo Lục Tỉnh Tân Văn ra tháng Chín 1919) (2)
AmReborn không chỉ kế thừa những nét đặc trưng guốc mộc Annam xưa, đặc biệt là guốc mộc Yên Xá mà còn phát huy vẻ đẹp ấy để guốc mộc phù hợp hơn ở thời đại mới với các đặc trưng khác biệt sau:
- Về khuôn guốc:
– Nhẹ hơn, êm hơn, bớt lộc cộc hơn: Guốc mộc tái sinh AmReborn khắc phục được các yếu điểm nặng, ồn, và có phần thô sơ của guốc mộc xưa bằng cách áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới làm cho khuôn guốc được nhẹ hơn, đế guốc được lót thêm lớp cao su siêu bền chống trơn trượt, giảm tiếng ồn lộc cộc của guốc
– Tính thẩm mỹ cao hơn: Guốc mộc tái sinh còn giúp khuôn guốc mang giá trị thẩm mỹ cao hơn khi đưa các họa tiết giàu văn hóa Việt theo các chủ đề lên khuôn guốc qua nghệ thuật vẽ tay thủ công
- Về quai guốc:
– Mang tính thẩm mỹ hơn: Guốc mộc tái sinh AmReborn phát huy triệt để kỹ năng và kinh nghiệm làm đồ handmade vốn có như: vẽ tay, thêu tay, đính kết thủ công… để tạo ra những họa tiết riêng hoặc đồng bộ với họa tiết trên khuôn guốc để đưa lên quai guốc tạo nên một sản phẩm tác phẩm hoàn mỹ
– Linh hoạt hơn: Với tư duy sáng tạo và luôn hướng về người dùng, guốc mộc tái sinh AmReborn còn tạo ra những mẫu quai guốc mới mang tính linh hoạt cao, khi mà khách hàng đặt hàng online từ xa có thể dễ dàng điều chỉnh được quai guốc nếu cho vừa vặn nhất với đôi chân của mình
– Đồng bộ với thời trang: Để guốc mộc dễ dàng được người dùng thời đại mới nhận diện, yêu thích và sử dụng, thì guốc mộc tái sinh AmReborn luôn được thiết kế dựa trên các thiết kế thời trang đồng thương hiệu AmeReborn, để đôi guốc trở thành những gợi ý và là phụ kiện phù hợp nhất khi diện cùng các thiết kế thời trang
– Không gian trải nghiệm: Guốc mộc tái sinh AmReborn được đặt trong không gian trải nghiệm AmCàkê- Tái sinh tinh hoa Bắc bộ- nơi sẽ giúp cho du khách nước ngoài tìm đến với văn hóa bản địa Việt khi đi du lịch tại Việt Nam; các bà các chị sẽ được hoài niệm về tuổi thơ, tuổi xuân đi guốc mộc của mình; các bạn trẻ, các bạn nhỏ sẽ được trải nghiệm văn hóa xưa của bà của mẹ từ đó thêm yêu và khởi sinh khát khao giữ gìn văn hóa guốc mộc qua những workshop tự tay đóng guốc, vẽ, thêu lên guốc mộc…
In the past, in the hot and humid climate, along with the habit of growing wet rice of the Vietnamese people, and being good at using boats, the Vietnamese people often went barefoot. At the end of the 10th century, King Le Dai Hanh sometimes went shirtless, wore a loincloth, and went barefoot. During the Tran Dynasty, people all went barefoot, the skin on their feet was very thick, making them very agile when climbing mountains and not afraid of thorns. Only the nobles wore leather shoes, but when they went to the palace, they had to take them off. In general, the ancient Vietnamese people rarely used clogs.
Most rural people go barefoot, except when they take a bath in the evening and put on clogs to clean their feet before going to bed, or they have a pair of “good luck” shoes to save for long trips or parties.
1. 3rd Century
- Bà Triệu: Ivory clogs “When going to the mountains, Trieu Au often wore a type of clogs called kim de kich” (Book of Giao Chau Ky).
- Văn Lang: Cao Bang stone clogs
“The Stone Clogs” is the story of Lord Luc Van Thang participating in a competition with other lords to win the throne by making clogs from stones. Today, the “stone clogs” still exist in Na Va hamlet, Be Trieu commune (Hoa An) as a testament to the longevity of the legend “Cau chua cheng vua” (Nine lords compete for the throne).
2. Early Le Dynasty (980-1009)
- Bamboo clogs/ wooden clogs, curved toe, straight woven straps
In the countryside in the old days, on cold winter days, when women went to festivals and ceremonies, they often wore clogs made from bamboo. Clogs worn indoors were carved from wood, with curved tips to protect the toes, and had vertical straps woven from rattan instead of horizontal leather straps like clogs in modern times.
Officials had to wear wooden clogs to enter the palace.
3. Before 1910
- Guốc Vông
(Simulation of “vong” clogs from artisan AmReborn)
In the South, there were “vong” clogs, made from the trunk of the vong tree, mostly homemade for use, both thick and rough, each side had a rectangular hole.
To attach the strap, people inserted a wedge of wood on each side, if they walked for a long time or tripped, the wedge would loosen or fall off, they would stop and sit down to tap, pat, and insert it again to make it firm. The strap of the clogs at that time was simple, anything could be used as a strap if it was sturdy and flexible, including dry coconut shells, which were most often used as straps (according to author Vuong Dang).
4. 1910-1920: Saigon clogs
- Guốc Saigon (Painted clogs)
This is a type of clog with one strap, nailed at both ends, across the five toes, which was spread starting from Saigon (so it is called “Saigon clogs”) throughout the South and throughout Vietnam. He said that at first, these clogs were not painted; then painted black or dark brown (probably using lacquer) so they were called “painted clogs” to distinguish them from “unpainted clogs” (according to author Vuong Dang).
- Guốc ngù
Originated from a type of Indian clog called Padukas. It has a wooden lining under the foot carved with beautiful flowers and leaves. Indians not only used ivory clogs, but also iron, silver, and wood. From India, the Padukas were carried by ships from the Indian Ocean, through the Strait of Malacca to Malaysia and Indonesia, which had a large Chinese population. From there, the Chinese brought them to Saigon, possibly from the Ba Ba (Malaysians of Chinese origin) for their wives and children to wear, gradually spreading to wealthy Vietnamese women, cai luong artists… This type of Padukas has no strap, only a piece of ivory, bone, or wood (called a “ngu”) wedged on the front of the clog to clamp the big toe and index toe when you want to walk. This clog is valuable because of the “ngu”, but later because of the ivory “ngu”, this type of clog quickly faded away. The story goes that when the price was too high, reaching 20 dong, the husbands felt miserable because their wives wanted to buy not just one pair but several pairs to wear depending on their work, so they conspired to ask a journalist to write a story to scare the women. The newspaper that published the story was Luc Tinh Tan Van, the writer was Mr. Tran Van Chim, the plotter was Mr. Tran Trieu Vinh, who worked at Gieng Nuoc police station. The article asserted that if women wore ivory clogs, they would have uterine pain, because ivory contained poison, and every day the skin rubbed against the poison would seep into the body and cause illness. The news spread quickly, from word of mouth to word, and the women were afraid and stayed away from ivory clogs. The Chinese lost a big profit, but the men were overjoyed. However, the women were freed from expensive clogs but were inconvenient because they could not walk quickly, were not steady, and quickly tired their toes because they had to exert effort to keep them from slipping off.
5. 1930-1945
- Guốc Phù Lưu
“Very beautiful and elegant, it is Phu Luu clogs”
The shop’s introduction focuses on the wearer’s comfort: “The clogs are both polite and scientifically calculated, not harmful to hygiene. The feet can walk naturally without leaning in or leaning, and can be plump according to health”
- Guốc Phú Yên
This type of clog is higher than the clogs produced for sale, the toe is slightly curved up, in front of the toe there is a hole punched from top to bottom, in the back there is a horizontal hole. The clog strap is a string, can be made of soft, comfortable fabric to avoid foot pain. The clog is threaded through the horizontal hole, brought forward and then brought down to the hole below, similar to the strap of Japanese sandals today. The curved part prevents the strap from touching the ground to avoid wearing out quickly and breaking quickly.
Clogs for women are slightly waisted in the middle, while clogs for men are not waisted so they are called boat clogs.
Clogs produced in Phu Yen are not painted, keeping the original white color of the wood, usually the ink tree.
- Guốc Huế, guốc Kinh (guốc dòn)
Clogs produced in the capital Hue are called Kinh Clogs. These are clogs made from coconut or light wood, painted white, with embroidered tips and glitter
Hue clogs are painted either in one color or in two colors (usually black and brown), usually on the sole of the foot is a light-colored triangle.
In the past, only wealthy people wore painted clogs, some places called them crispy clogs, so people said “Chần giay chân chân crisp” to refer to rich and classy people
- Guốc Phi mã
For a long time, I searched for a needle in a haystack
The Phi Ma shoe style has now been found
In Hanoi at the same time, Phuc My shop in Quan Thanh launched a type of Phi Ma clog with a very high heel, carved by machine. It was introduced as: “wearing Phi Ma, your legs will be longer, the back of your belly will be more prominent, very elegant” but this type “does not expand much” “maybe because the girls have sprained ankles”.
6. 1950-1960
- Guốc Yên Xá – Hà Nội
The place was once considered the “capital of wooden clogs”
Wooden clogs were produced in Do Dong village (ie Yen Xa, Thanh Tri district, Hanoi), in Ke Giay (Lien Trung commune, Dan Phuong district, Ha Tay province) at house number 12 Hang Ga, now moved to Bach Mai street in Hanoi to be painted, varnished and then sold.
The most prosperous period of the craft village was from 1980 to 1985 with 5cm and 7cm clogs. The products made by the village in the past often had an elephant-shaped seal stamped on the clogs.
- Guốc Sài Gòn
In Saigon, women still wore clogs, many with flowers painted on the inside of the clogs and straps made of clear, slightly yellowish white plastic. At that time, the clacking sound of clogs was no longer heard because clogs were lined with rubber soles for comfort and durability. In the mid-1960s, women had many choices for their feet. They liked to wear beaded slippers with ao dai, followed by the trend of pointed-toe high-heeled clogs, a variation of Vietnamese clogs but originating from the West.
7. After 1975
There are still people wearing wooden clogs with clear plastic straps, painted white and shiny with oil. This woman is about forty years old, has three children, and is the daughter-in-law of a wealthy family who owns land in the Phu Nhuan Railway Station market. Her figure is still well-proportioned, with white skin. She often wears a short-sleeved shirt and black American A silk pants. On her feet are white clogs that hug her slender white legs with a pink heel, standing out under the shiny black color of the pants. That is a very beautiful image of clogs on the feet of Vietnamese women, making me wonder at that time why are clogs so beautiful that fewer and fewer people wear them?
8. AmReborn Reborn Wooden Clogs
After a long period of oblivion, it was thought that Vietnamese wooden clogs would gradually fade into the past, but in 2020 when the Covid epidemic hit, life was stagnant, then a young girl named Lily Hoang appeared, bringing a new breeze to Vietnamese wooden clogs with the project AmReborn – I am reborn, with the desire to revive wooden clogs – the beauty in the cultural baggage of the Vietnamese people.
What is special about AmReborn wooden clogs?
“The clogs we sell are made by Annamese craftsmen with wood from Annam soil, Langsa nails, Langsa oil and paint, and we do not use anything from China. We think that although it is a humble profession, we can use them for Annamese people, so they do not have to use clogs from foreign countries” (Excerpt from an advertisement of a “cloak-making shop” of a group of brothers in Saigon in the Luc Tinh Tan Van newspaper published in September 1919) (2)
AmReborn not only inherits the characteristics of ancient Annamese wooden clogs, especially Yen Xa wooden clogs, but also promotes that beauty to make wooden clogs more suitable for the new era with the following distinct characteristics:
- About the shoe mold:
– Lighter, smoother, less clacking: AmReborn recycled wooden clogs overcome the weaknesses of being heavy, noisy, and somewhat primitive of old wooden clogs by applying new techniques and technologies to make the clog mold lighter, the sole of the clog is lined with an extra layer of super durable, anti-slip rubber, reducing the clacking noise of the clogs.
– Higher aesthetics: Recycled wooden clogs also help the clog molds have higher aesthetic value when bringing rich Vietnamese cultural motifs according to themes onto the clog molds through hand-painted art.
- About the clog strap:
– More aesthetic: AmReborn recycled wooden clogs fully promote inherent skills and experience in making handmade products such as: hand painting, hand embroidery, hand embellishment… to create unique patterns or synchronize with the patterns on the clog mold to put on the clog strap to create a perfect work of art.
– More flexible: With creative thinking and always focusing on the user, AmReborn recycled wooden clogs also create new clog straps with high flexibility, when customers ordering online from a distance can easily adjust the clog straps to best fit their feet.
– In sync with fashion: To make wooden clogs easily recognized, loved and used by modern users, AmReborn wooden clogs are always designed based on AmeReborn co-branded fashion designs, so that the clogs become suggestions and the most suitable accessories when worn with fashion designs.
– Experience space: AmReborn wooden clogs are located in the AmCàkê experience space – Regenerating the quintessence of the North – a place that will help foreign tourists find their way to the indigenous Vietnamese culture when traveling in Vietnam; women will be nostalgic about their childhood and youth wearing wooden clogs; young people and children will experience the ancient culture of their grandmothers and mothers, thereby loving and giving rise to the desire to preserve the culture of wooden clogs through workshops on making, painting, and embroidering wooden clogs…