Xưa kia, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen trồng lúa nước của người Việt, giỏi dùng thuyền, người Việt thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ thứ X, vua Lê Đại Hành còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến họ trèo núi rất nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Chỉ có người quý tộc mới đi giầy bằng da, nhưng khi đến cung điện thì lại phải tháo giầy. Nói chung người Việt xưa kia ít dùng guốc.
Đa số dân chúng nông thôn đi chân không, trừ lúc đi tắm buổi chiều tối mang guốc cho sạch chân chuẩn bị lên giường đi ngủ, hoặc có một đôi “làm vía” để dành đi xa hoặc dự tiệc tùng
1. Thế kỷ thứ 3
- Bà Triệu: Guốc ngà voi “Triệu Ẩu khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch” (Sách Giao Châu ký).
- Văn Lang: Guốc đá Cao Bằng
“Đôi guốc đá” là câu chuyện của chúa Lục Văn Thắng tham gia cuộc thi cùng với các chúa khác tranh ngôi vua bằng việc đánh đá làm guốc. Ngày nay, “đôi guốc đá” vẫn còn ở xóm Nà Vẩư, xã Bế Triều (Hòa An) như một minh chứng khẳng định sự trường tồn của truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua).
2. Thời Lê Sơ (980-1009)
- Guốc gộc tre/ guốc gỗ, mũi cong, quai mai dệt thẳng thứng
Ở nông thôn thời xưa, vào những ngày đông giá rét, phụ nữ khi đi dự hội hè, đình đám, thường đi guốc làm từ gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, mũi uốn cong để bảo vệ ngón chân, có quai dọc tết bằng mây thay vì quai da đóng ngang như guốc thời cận đại.
Quan lại phải mang guốc gỗ để vào cung triều
3. Trước 1910
- Guốc vông
(Hình mô phỏng lại guốc vông từ nghệ nhân AmReborn)
Ở miền Nam đã có guốc vông, làm bằng thân cây vông, đa số tự chế để dùng, vừa dầy vừa thô, mỗi bên hông có khoét lỗ hình chữ nhựt.
Muốn gắn quai, người ta chêm mỗi bên một miếng nêm bằng cây, đi lâu hoặc bị vấp, miếng nêm lỏng hay văng ra thì người ta dừng lại và ngồi xuống gõ, vỗ, chêm lại cho cứng. Quai guốc thời ấy đơn giản, cái gì cũng có thể dùng làm quai nếu chắc chắc và dẻo, trong đó có vỏ dừa khô, thường được dùng làm quai nhất ( theo tác giả Vương Đằng)
4. Năm 1910-1920: guốc Saigon
- Guốc Saigon (Guốc sơn)
là loại guốc một quai, đóng đinh hai đầu quai, vắt ngang năm đầu ngón chân được truyền bá bắt đầu từ Sài Gòn (nên gọi là “guốc Saigon”) lan khắp miền Nam và khắp nước Việt Nam. Ông cho biết lúc đầu, guốc nầy không sơn; rồi sơn màu đen hoặc nâu đen, (có lẽ là dùng sơn ta) nên được gọi là “guốc sơn” để phân biệt với “guốc vông” không sơn ( theo tác giả Vương Đằng)
- Guốc ngù
Xuất xứ từ loại guốc Ấn độ có tên là Padukas. Nó có phần gỗ lót dưới bàn chân chạm trổ hoa lá rất đẹp. Người Ấn không chỉ dùng ngù bằng ngà, mà còn bằng sắt, bạc, gỗ. Từ Ấn Độ, guốc ngù theo tàu biển đi từ Ấn Độ dương, qua eo biển Malacca đến Mã Lai, Nam Dương vốn đông người Hoa. Từ đó, người Hoa đưa về Sài Gòn, có thể từ những người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa) nhập về cho vợ con mang, dần lan ra giới phụ nữ Việt có tiền, nghệ sĩ cải lương… Loại guốc ngù này không có quai, chỉ có một miếng ngà hay xương hoặc gỗ (gọi là ngù) chêm đứng trên mặt guốc phía trước để kẹp ngón chân cái và ngón chân trỏ khi muốn đi. Guốc này có giá trị nhờ cái ngù, nhưng sau vì cái ngù ngà mà loại guốc này mau chóng tàn lụi. Chuyện kể lại là khi giá nó lên quá cao, tột bực là 20 đồng, các ông chồng cảm thấy khổ sở vì vợ đòi mua không chỉ một đôi mà vài đôi để tùy việc mà đi, bèn âm mưu nhờ một người làm báo, viết chuyện để hù dọa phụ nữ. Tờ báo tung ra chuyện đó là tờ Lục Tỉnh Tân Văn, người viết là ông Trần Văn Chim, người lập mưu là ông Trần Triều Vinh, làm việc ở bót Giếng Nước. Bài báo khẳng định nếu phụ nữ mang guốc ngù ngà sẽ bị đau tử cung, vì ngà có chất độc, hằng ngày da thịt cọ vào chất độc sẽ thấm vào người sinh bệnh. Tin lan truyền nhanh, qua miệng phụ nữ với nhau càng nhanh, các bà sợ nên tránh xa guốc ngù ngà. Người Hoa mất mối lợi to, riêng các ông là mừng húm. Tuy nhiên, các bà được giải thoát đôi guốc mắc tiền nhưng bất tiện vì đi không nhanh, không vững, đi mau mỏi đầu ngón chân vì phải ráng sức kẹp mới không bị tuột
5. Năm 1930- 1945
- Guốc Phù Lưu
“Rất đẹp mà nhã, là guốc Phù Lưu”
Lời giới thiệu của tiệm chú trọng sự thoải mái của người mang: “Guốc mang vừa lịch sự, tính theo khoa học không hại vệ sinh. Chơn đi được tự nhiên không phải chúi vào, xiêu lệch, được nở nang theo sức khỏe”
- Guốc Phú Yên
Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ trên xuống, phía sau dùi một lỗ ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải xe lại mềm, êm cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước rồi đưa xuống lỗ phía dưới, giống như quai dép Nhật thời nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi bị mòn nhanh, chóng đứt.
Guốc cho phụ nữ hơi eo ở chính giữa, còn guốc đàn ông thì không eo nên gọi là guốc xuồng.
Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lồng mực.
- Guốc Huế, guốc Kinh ( guốc dòn)
Guốc sản xuất ở kinh đô Huế gọi là Guốc Kinh. Đây là loại guốc làm từ dừa hay gỗ nhẹ, sơn trắng, mũi thêu và kim tuyến
Guốc Huế có sơn hoặc đều một màu hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), thường phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt.
Xưa kia chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn, một số nơi gọi là guốc dòn, vì thế người ta mới nói “Chân giầy chân dòn” để chỉ những người giàu có và sang diện
- Guốc Phi mã
Bấy lâu đáy bể mò kim
Kiểu giày phi mã nay tìm đã ra
Ở Hà Nội cùng lúc có hiệu Phúc Mỹ ở Quán Thánh ném ra loại guốc Phi Mã gót cao lênh khênh đẽo bằng máy, được giới thiệu:“đi Phi Mã, thì chân dài hơn, phía sau bụng tôn lên, lịch sự lắm” nhưng loại này “không mở rộng được mấy” “có lẽ vì mấy cô bị trẹo xương chân”.
6. 1950-1960
- Guốc Yên Xá- Hà Nội
Nơi từng một thời được coi là “kinh đô guốc mộc”
Guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng (tức Yên Xá, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẻ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà phố 12 Hàng Gà, nay chuyển về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa và sau đó mới đem đi bán
Giai đoạn phát triển thịnh nhất của làng nghề là thời kì những năm 1980 đến 1985 với loại guốc 5 phân và 7 phân. Sản phẩm ngày xưa do làng làm ra thường đóng một triện hình con voi lên đôi guốc
- Guốc Sài Gòn
Ở Sài Gòn vẫn thấy các cô các bà đi guốc, nhiều đôi vẽ hoa trong lòng guốc, quai bằng nhựa trắng trong hơi ngả vàng. Lúc đó không còn nghe tiếng khua guốc kêu lóc cóc nữa vì guốc đã được lót đế bằng cao su cho êm và lâu mòn. Giữa thập niên 1960, phụ nữ có nhiều chọn lựa cho đôi chân của mình. Họ thích đi lại đôi hài cườm diện với áo dài, sau đó là trào lưu guốc cao gót mũi nhọn, một biến thể của đôi guốc Việt nhưng xuất xứ từ phương Tây
7. Sau 1975
Vẫn thấy có người mang đôi guốc gỗ quai nhựa trong, sơn trắng và quang dầu bóng. Người phụ nữ này khoảng gần tứ tuần, đã có ba người con, làm dâu một gia đình giàu có là chủ đất khu chợ Ga Phú Nhuận. Vóc dáng bà còn cân đối, da trắng. Bà thường bận áo tay ngắn, quần lãnh Mỹ A đen. Dưới chân bà là đôi guốc trắng đó ôm sát đôi chân trắng thon nhỏ có cái gót hồng, nổi bật dưới màu đen bóng của lai quần. Đó là hình ảnh rất đẹp về đôi guốc dưới chân người phụ nữ Việt, khiến lúc đó, tôi đã tự hỏi đôi guốc đẹp vậy mà sao ngày càng ít người mang?
8. Guốc mộc tái sinh AmReborn
Sau một thời gian dài bị mai một, cứ ngỡ guốc mộc Việt sẽ dần trôi vào dĩ vãng, thì năm 2020 khi dịch bệnh Covid ập đến, cuộc sống nhưng bị ngưng đọng lại, thì xuất hiện cô gái trẻ tên Lily Hoàng mang đến cho guốc mộc Việt một làn gió mới với dự án AmReborn- Tôi tái sinh, với khát khao tái sinh guốc mộc- nét đẹp trong hành trang văn hóa của dân tộc Việt.
Guốc mộc tái sinh AmReborn có gì đặc biệt?
“Guốc tiệm chúng tôi bán ra, tay của thợ Annam làm với cây trong đất Annam, đinh của Langsa, dầu sơn của Langsa, chẳng dùng món nào của China hết thảy. Chúng tôi tưởng tuy là nghề hèn mọn mặc dầu, nhưng mà có cho Annam dùng, khỏi dùng guốc Khách trú” (Trích lời quảng cáo của một “tiệm đẽo guốc” của một nhóm anh em ở Sài Gòn trên báo Lục Tỉnh Tân Văn ra tháng Chín 1919) (2)
AmReborn không chỉ kế thừa những nét đặc trưng guốc mộc Annam xưa, đặc biệt là guốc mộc Yên Xá mà còn phát huy vẻ đẹp ấy để guốc mộc phù hợp hơn ở thời đại mới với các đặc trưng khác biệt sau:
- Về khuôn guốc:
– Nhẹ hơn, êm hơn, bớt lộc cộc hơn: Guốc mộc tái sinh AmReborn khắc phục được các yếu điểm nặng, ồn, và có phần thô sơ của guốc mộc xưa bằng cách áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới làm cho khuôn guốc được nhẹ hơn, đế guốc được lót thêm lớp cao su siêu bền chống trơn trượt, giảm tiếng ồn lộc cộc của guốc
– Tính thẩm mỹ cao hơn: Guốc mộc tái sinh còn giúp khuôn guốc mang giá trị thẩm mỹ cao hơn khi đưa các họa tiết giàu văn hóa Việt theo các chủ đề lên khuôn guốc qua nghệ thuật vẽ tay thủ công
- Về quai guốc:
– Mang tính thẩm mỹ hơn: Guốc mộc tái sinh AmReborn phát huy triệt để kỹ năng và kinh nghiệm làm đồ handmade vốn có như: vẽ tay, thêu tay, đính kết thủ công… để tạo ra những họa tiết riêng hoặc đồng bộ với họa tiết trên khuôn guốc để đưa lên quai guốc tạo nên một sản phẩm tác phẩm hoàn mỹ
– Linh hoạt hơn: Với tư duy sáng tạo và luôn hướng về người dùng, guốc mộc tái sinh AmReborn còn tạo ra những mẫu quai guốc mới mang tính linh hoạt cao, khi mà khách hàng đặt hàng online từ xa có thể dễ dàng điều chỉnh được quai guốc nếu cho vừa vặn nhất với đôi chân của mình
– Đồng bộ với thời trang: Để guốc mộc dễ dàng được người dùng thời đại mới nhận diện, yêu thích và sử dụng, thì guốc mộc tái sinh AmReborn luôn được thiết kế dựa trên các thiết kế thời trang đồng thương hiệu AmeReborn, để đôi guốc trở thành những gợi ý và là phụ kiện phù hợp nhất khi diện cùng các thiết kế thời trang
– Không gian trải nghiệm: Guốc mộc tái sinh AmReborn được đặt trong không gian trải nghiệm AmCàkê- Tái sinh tinh hoa Bắc bộ- nơi sẽ giúp cho du khách nước ngoài tìm đến với văn hóa bản địa Việt khi đi du lịch tại Việt Nam; các bà các chị sẽ được hoài niệm về tuổi thơ, tuổi xuân đi guốc mộc của mình; các bạn trẻ, các bạn nhỏ sẽ được trải nghiệm văn hóa xưa của bà của mẹ từ đó thêm yêu và khởi sinh khát khao giữ gìn văn hóa guốc mộc qua những workshop tự tay đóng guốc, vẽ, thêu lên guốc mộc…