Hình tượng con gà trong văn hóa Việt Nam

Con gà, đặc biệt là gà trống hiện diện nhiều trong nhiều nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Là vật nuôi từ được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại. Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần). Gà có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê êm ả. Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp với biểu tượng Dậu và cũng nằm trong lục súc

Gà là một dấu tích của nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam

Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước. Có truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm đã hóa thành tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công.

Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

con ga 10 scaled
Gà là một dấu tích của nền nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam

Gà trong tranh Đông Hồ Việt Nam

Trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh chú lợn ủn ỉn, hình ảnh con gà cục tác lá chanh…, là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên. Cũng trong văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh con gà có một vị trí quan trọng, với tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ công đồng, ở những nơi này biểu tượng con gà được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.

con ga 9
Gà trong tranh Đông Hồ Việt Nam

Con gà trong văn hoá và cuộc sống người Việt

Hình tượng con gà xuất hiện trong văn hóa người Việt vô cùng quen thuộc. Gà Hồ là linh vật tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà 2009. Gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt. Con gà còn xuất hiện trong 12 con giáp. Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín. Đặc biệt hơn, gà Hồ là một giống gà quý ở phía Bắc Việt Nam, là một giống gà Việt thuần chủng.

con ga 1
Gà là một giống vật nuôi gần gũi và thân thiết với người dân Việt

Thuật ngữ “gà công nghiệp” trong tiếng Việt còn được hiểu theo nghĩa rộng, có không chỉ để nói về những giống gà được chăn nuôi theo kiểu công nghiệp mà còn là một thuật ngữ dùng để chỉ về cách giáo dục con cái được nuôi dưỡng, bảo bọc, nuông chiều quá mức và không đúng cách đến khi ra đời thì trở nên ngờ nghệch, thói quen sống thụ động, thiếu trải nghiệm, thiếu khả năng xoay xở.

con ga 15

con ga 16
Trẻ em rất yêu thích gà

Con gà không thể thiếu trong các ngày lễ, Tết cổ truyền của người Việt

Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà được trân trọng và thân thương. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam.

Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Con gà luộc được bày trong một, cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi.

con ga 8 1
Con gà không thể thiếu trong các ngày lễ, Tết cổ truyền của người Việt

Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân. Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam là niềm vui và gần gũi gắn bó với người dân Việt.

Ý nghĩa của biểu tượng con gà trong các nền văn minh nhân loại

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng thờ cúng, tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần).

Trong văn hoá Bắc Âu và văn hoá Celtic, gà là sinh vật biểu tượng cho Thế giới ngầm (Underworld). Gà đóng vai trò như vật trung gian nhắn gửi thông điệp từ Thế giới ngầm như đưa ra cảnh báo trước hiểm nguy hay tiếng kêu khóc của những linh hồn liệt sĩ ngã xuống trong trận chiến.

con ga 13
Người Hy lạp cổ đại cho rằng tiếng gáy của gà trống là tín hiệu Mặt trời lên, là biểu tượng của chiến thắng

Người Hy lạp cổ đại cho rằng tiếng gáy của gà trống là tín hiệu Mặt trời lên, là biểu tượng của chiến thắng. Và vì bao hàm ý nghĩa tượng trưng cho Mặt Trời nên được người Hy Lạp coi là biểu tượng của thần Ares, Heracles và Athena.

Với người La Mã, họ cho rằng, gà trống có mối liên kết với thần Mercury, người đưa tin của các vị thần và cũng là người chịu trách nhiệm đưa các linh hồn người chết về thế giới bên kia.

Chú gà trống làm bằng vàng tượng trưng cho hy vọng và đức tin của người dân Pháp đã được đặt lên đỉnh của Nhà thờ Đức Bà Paris. Đội tuyển bóng đá Pháp đã được gắn liền với hình ảnh “Những chú gà trống Gô-loa” (trong tiếng Pháp là Gaulois), không chỉ vậy, đối với những người yêu nước Pháp, chắc chắn ai cũng biết rằng đây được coi là biểu tượng cho quốc gia này

con ga 3
Gà trống là con vật quan trọng trong các tín ngưỡng

Ở Indonesia, gà mang ý nghĩa quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà được xem là nơi trú ngụ của những linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để mọi linh hồn xấu xa xuất hiện trong buổi lễ sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình.

con ga 11
Ý nghĩa của biểu tượng con gà trong các nền văn minh nhân loại

Trong văn hoá Trung Quốc, con gà nằm trong 12 con giáp và nó biểu tượng cho sự trung thực, sức khoẻ và đức tính dũng cảm. Ngoài ra, con vật được cho là mang tính dương, đem lại sự may mắn.

con ga 2
Con gà nằm trong 12 con giáp và nó biểu tượng cho sự trung thực, sức khoẻ và đức tính dũng cảm

Ở Nhật Bản, gà được xem là con vật linh thiêng, hình ảnh của chúng gắn liền với những câu chuyện thần thoại. Ngày nay du khách có thể thấy có nhiều gà được thả tự do đi lai trong các ngôi đền Thần Đạo (Shinto) ở Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *