Với xu hướng sống “xanh”, những sản phẩm thủ công làm từ vật liệu tự nhiên được nhiều người ưa chuộng. Giới trẻ tìm về với cổ phục, áo dài, kèm theo đó là phụ kiện phù hợp. Guốc mộc vì thế cũng “sống lại” với diện mạo mới.
Nguyên liệu làm guốc thường là các loại gỗ xốp nhẹ, dễ xẻ và tạo dáng như: gỗ mít, xoài, dừa, trầm hương, thông,..
Nghệ nhân làm guốc để làm ra đôi guốc phải trải qua các công đoạn sau:
B1: Cưa khúc, bổ khổ từ cây gỗ sau đó cho vào máy để xẻ
B2: Mài thô rồi cắt định hình dạng của chiếc guốc
B3: Mài bóng, mài nhẵn
B4: Phun sơn bóng chống thấm, chống ẩm mốc hoặc sơn màu tạo màu cho quốc
B5: Đóng đế chống trơn trượt, chống ồn
B6: Đóng quai guốc
Để cho ra được hình hài của từng chiếc guốc, từng cái gót, phải mang guốc đi nung, sấy hút bớt nước trong thân gỗ để lúc ra thành phẩm đôi guốc sẽ nhẹ, người mang không cảm thấy nặng chân. Những chiếc lò sấy được đốt bằng củi khô và mạt cưa.
Đợi thân guốc nguội, thợ chà láng sẽ giúp cho những dằm gỗ trên thân mất đi và công đoạn cuối cùng là sơn phết, đóng quai rồi ra thành phẩm hoàn chỉnh.